Nhà quản trị cấp cao cần thiết nhất kỹ năng gì?

Trong một tổ chức/doanh nghiệp, vai trò của các nhà lãnh đạo cấp cao là rất quan trọng. Để đạt được vị trí này, họ cần sở hữu những kỹ năng chuyên môn và lãnh đạo toàn diện như quản lý, đào tạo, lên chiến lược và thường xuyên cập nhật kiến thức thông qua việc tham gia các chương trình quản trị có tầm cỡ quốc tế. Vậy, nhà quản trị cấp cao cần thiết nhất kỹ năng gì? Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây của Viện IDEAS

Nhà quản trị cấp cao là ai? 

Định nghĩa của nhà quản trị cấp cao (Top managers)

Nhà quản trị cấp cao, thường được gọi là “top managers”. Đây là những người đứng đầu một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Các vị trí quản lý cấp cao này bao gồm chủ tịch hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (CEO), Tổng Giám đốc điều hành (COO), Tổng Giám đốc tài chính (CFO) và các vị trí cấp cao khác có thẩm quyền và trách nhiệm lớn trong quản lý tổ chức.

Nhà quản trị cấp cao cần thiết nhất kỹ năng khác nhau

Nhà quản trị cấp cao cần thiết nhất kỹ năng khác nhau

Các quản trị cấp cao thường có vai trò quan trọng trong việc định hình chiến lược tổ chức, đưa ra quyết định quan trọng và theo dõi hiệu quả hoạt động của tổ chức. Họ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự thành công của tổ chức. Để có thể đảm bảo sự phát triển của tổ chức, các quản lý cấp cao thường phải làm việc cùng với các bộ phận khác trong tổ chức để đạt được mục tiêu và kế hoạch chiến lược đã đề ra.

Như vậy, nhà quản trị cấp cao trong một tổ chức sẽ là người có cấp bậc cao nhất. Đồng thời, chịu trách nhiệm cuối cùng mà tổ chức khi hoạt động cần phải thông qua. Cùng với định nghĩa về quản trị cấp cao (Top managers), xét về hệ thống quản lý còn có các thuật ngữ liên quan khác: 

  • Nhà quản trị (Administrator):  Đây là những người chịu trách nhiệm tổ chức, điều phối. Họ thực hiện các hoạt động trong một tổ chức kinh doanh để đảm bảo hiệu quả và đạt được mục tiêu của tổ chức.
  • Nhà quản trị cấp trung (Middle managers): Đây là vị trí đứng ở vị trí giữa nhà quản trị cấp cao và nhà quản trị cấp cơ sở. Nhà quản trị cấp trung gian phải chịu trách nhiệm trước nhà quản trị cấp cao và phải đảm bảo rằng công việc trong phạm vi của họ được thực hiện một cách hiệu quả và đóng góp vào mục tiêu tổng thể của tổ chức.
  • Nhà quản trị cấp cơ sở (First line managers): Đây là những người đứng ở cấp bậc thấp nhất trong hệ thống quản lý của tổ chức. Tại vị trí này, họ có nhiệm vụ thực thi và quản lý thực thi các công việc cụ thể.
Để trở thành quản trị cấp cao thì cần qua các giai đoạn khác nhau

Để trở thành quản trị cấp cao thì cần qua các giai đoạn khác nhau

Các công việc của nhà quản trị cấp cao

Nhà quản trị cấp cao có nhiệm vụ quan trọng trong việc định hình và đảm bảo sự phát triển của tổ chức. Các công việc quan trọng của họ bao gồm:

  • Nhà quản trị cấp cao phải xác định mục tiêu dài hạn và chiến lược cho doanh nghiệp trong từng giai đoạn. Họ cần định rõ phương hướng và biện pháp quan trọng để đạt được mục tiêu này.
  • Quản lý cơ cấu tổ chức về chương trình hoạt động, quản lý vấn đề nhân sự như: tuyển dụng, lựa chọn nhân sự giao trách nhiệm, thăng cấp và quyết định về mức lương.
  • Để đảm bảo sự suôn sẻ trong hoạt động, nhà quản trị cấp cao cần phối hợp với các bên liên quan như khách hàng, đối tác, cung ứng và các bộ phận khác trong tổ chức.
  • Quản lý nguồn lực và kinh phí về nguồn lực cần thiết và đầu tư kinh phí cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • Kiểm tra và kiểm soát các báo cáo, kiểm tra, thanh tra, định giá và đưa ra phương án giải quyết hậu quả.
  • Nhà quản trị cấp cao phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về mỗi quyết định ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến doanh nghiệp và phải đảm bảo sự bền vững của tổ chức.
  • Cuối cùng, họ cần báo cáo trước hội đồng quản trị và đại hội công nhân viên chức về hiệu suất và kết quả hoạt động của tổ chức và đề xuất các biện pháp cần thiết để cải thiện.

Vai trò của người quản trị cấp cao trong tổ chức

Vai trò của người lãnh đạo trong một tổ chức là vô cùng quan trọng, với nhiều nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững. 

Đầu tiên, họ cần xác định và hướng dẫn tầm nhìn của tổ chức, bao gồm mục tiêu và hướng phát triển dài hạn. Khi xác định được tầm nhìn, vai trò của người quản trị là cần truyền đạt tầm nhìn này một cách rõ ràng và thuyết phục đối với đội nhóm. Việc này vô cùng cần thiết để tạo động lực và tập trung sự hướng dẫn cho cả tổ chức.

Một vai trò quan trọng khác của người lãnh đạo là xây dựng và quản lý đội ngũ. Vai trò của người quản trị sẽ theo dõi quá trình tuyển dụng, đào tạo, phân công công việc và đánh giá hiệu suất của nhân viên. Họ cần phải phân công nhiệm vụ một cách khéo léo và phát triển tài năng cá nhân để đạt được hiệu suất tối đa của tổ chức.

Có thể bạn quan tâm:

Phân biệt lãnh đạo và quản lý

Những yếu tố và kỹ năng trở thành leader giỏi

Cách trở thành CEO chuyên nghiệp, giỏi và thăng tiến nhanh

Vai trò của người lãnh đạo trong một tổ chức là định hướng mục tiêu tầm nhìn dài hạn

Vai trò của người lãnh đạo trong một tổ chức là định hướng mục tiêu tầm nhìn dài hạn

Người lãnh đạo cũng cần có vai trò khả năng tạo động lực và truyền cảm hứng cho nhân viên. Bằng cách khích lệ, động viên và công nhận thành tựu, họ tạo ra một môi trường làm việc tích cực và động lực cho nhân viên phát triển và đóng góp hết khả năng của mình.

Việc quản lý tài nguyên là một khía cạnh quan trọng khác của vai trò lãnh đạo. Người lãnh đạo cần phải quản lý nguồn nhân lực, tài chính, vật chất và thông tin một cách hiệu quả, đảm bảo sự sử dụng tài nguyên một cách hợp lý để đạt được mục tiêu tổ chức.

Cuối cùng, người lãnh đạo phải có khả năng định hướng và quản lý chiến lược cho tổ chức. Họ phải xác định các hướng đi chiến lược và lập kế hoạch thích hợp để đạt được mục tiêu dài hạn của tổ chức. Đồng thời điều chỉnh chiến lược theo nhu cầu và môi trường thay đổi. 

Nhà quản trị cấp cao cần thiết nhất kỹ năng gì?

Nhà quản trị cấp cao cần sở hữu nhiều kỹ năng để có thể vận hành được một tổ chức phát triển

Nhà quản trị cấp cao cần sở hữu nhiều kỹ năng để có thể vận hành được một tổ chức phát triển

Để có thể đảm nhiệm tốt vai trò quan trọng trong tổ chức, nhà quản trị cấp cao cần thiết nhất kỹ năng sau đây: 

Kỹ năng quản lý cá nhân

Kỹ năng quản lý cá nhân cho các nhà quản trị cấp cao là yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc duy trì hiệu suất và sự cân bằng giữa cuộc sống cá nhân và công việc. Đầu tiên, họ cần biết kiểm soát khối lượng công việc và cuộc sống cá nhân. Khả năng này giúp họ đưa ra quyết định sáng suốt và hợp lý nhất, đặc biệt khi đối mặt với áp lực và quyết định quan trọng.

Một phần quan trọng khác là việc liên tục nâng cao năng lực quản lý. Nhà quản trị cấp cao cần luôn tự đặt ra các mục tiêu và kế hoạch học tập để cải thiện kỹ năng quản lý của. Từ đó, đảm bảo họ luôn nắm bắt được xu hướng và phát triển trong lĩnh vực trong cộng đồng.

Cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân, gia đình cũng là một yếu tố quan trọng. Nhà quản trị cấp cao cần tìm cách quản lý thời gian và ưu tiên một cách khéo léo để không để công việc chiếm hết thời gian và năng lượng của họ. Điều này giúp họ duy trì sức khỏe tinh thần và thể chất, cũng như duy trì mối quan hệ gia đình mạnh mẽ.

Kỹ năng quản lý, đào tạo 

Nhà quản lý cần phải có kỹ năng quản lý và đào tạo nhân viên để đảm bảo hiệu suất làm việc của đội ngũ. Kỹ năng quản lý bao gồm việc điều hành, tổ chức công việc, và xây dựng chiến lược phát triển tổng thể.

Họ cũng cần đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và xây dựng chương trình đào tạo để nâng cao năng lực nghề nghiệp cho nhân viên. Bằng cách chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết, họ giúp nhân viên phát triển sự tự tin và tối ưu hóa năng lực cá nhân, từ đó đóng góp vào sự phát triển bền vững của tổ chức.

Kỹ năng hoạch định kế hoạch, tư duy chiến lược

Kỹ năng hoạch định kế hoạch và tư duy chiến lược là những khía cạnh quan trọng mà nhà quản trị cấp cao cần thiết nhất kỹ năng. Sự khác biệt lớn nhất giữa nhân viên và nhà quản lý nằm ở khả năng này. Trong vai trò của một nhân viên, bạn thường tập trung vào việc hoàn thành chỉ tiêu KPI cụ thể được giao, thường dựa trên bản kế hoạch cụ thể từ cấp trên.

Tuy nhiên, với vai trò nhà quản trị cấp cao, yêu cầu về kỹ năng tư duy chiến lược và hoạch định kế hoạch cao hơn. Bạn cần có tầm nhìn dài hạn, không chỉ tập trung vào mục tiêu ngắn hạn. Việc lập kế hoạch và tư duy chiến lược giúp bạn phác họa một bản kế hoạch cụ thể cho việc phát triển tổ chức. Điều này đòi hỏi bạn phải định rõ ưu tiên dựa trên mục tiêu của doanh nghiệp, xem xét chính sách, và tham gia vào việc đào tạo và quản lý hoạt động của đội nhóm.

Kỹ năng giải quyết vấn đề 

Kỹ năng giải quyết vấn đề và quản lý nhân viên là những khía cạnh quan trọng mà nhà quản trị cấp cao cần trang bị để đảm bảo hiệu suất và sự phát triển của tổ chức. Kỹ năng quản lý bao gồm việc điều hành, tổ chức công việc và hoạch định chiến lược phát triển tổ chức, đặc biệt với tầm nhìn dài hạn.

Ngoài ra, vai trò của nhà quản lý cũng bao gồm việc hỗ trợ và xây dựng chương trình đào tạo, để nâng cao năng lực nghề nghiệp cho đội ngũ nhân viên. Bằng cách chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng cần thiết, nhà quản lý. Từ đó, giúp đội nhóm xây dựng sự tự tin và phát triển tối đa năng lực cá nhân. Ngoài ra, điều này không chỉ giúp cá nhân trong tổ chức phát triển mạnh mẽ, mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của tổ chức trong tương lai

Kỹ năng quản lý nhân sự 

Kỹ năng quản lý nhân sự là một khía cạnh quan trọng của vai trò của nhà quản trị cấp cao. Để thành công, nhà quản lý cấp cao cần phải sở hữu kiến thức về quản lý nhân sự. Thêm vào đó là khả năng xây dựng và duy trì mối quan hệ, cũng như khả năng tạo sự hài hòa giữa các thành viên trong đội ngũ. Kỹ năng quản lý nhân sự mạnh mẽ sẽ giúp nhà quản lý kết nối đội ngũ nhân viên thành một mạng lưới vững chắc để cùng hoàn thành mục tiêu chung.

Kỹ năng quản lý nhân sự là một khía cạnh của vai trò của nhà quản trị cấp cao

Kỹ năng quản lý nhân sự là một khía cạnh của vai trò của nhà quản trị cấp cao

Thấu hiểu nhân sự có thể đẩy mạnh tiến bộ trong con đường tiến lên vị trí lãnh đạo cấp cao. Điều này bao gồm việc tạo động lực cho nhân viên, hiểu rõ nhu cầu và mong muốn của họ và xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy. Không chỉ việc tạo động lực, người quản lý cấp cao cũng cần phân chia và quản lý nguồn nhân lực một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.

Kỹ năng quản lý nhân sự không chỉ quan trọng đối với nhà quản trị cấp cao mà còn quan trọng cho tất cả cấp bậc trong tổ chức. Để trang bị kỹ năng này, nhà quản lý cấp cao cần không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ quản lý nhân sự chuyên môn và có khả năng “đọc vị” tâm lý của đội ngũ nhân viên. Quản lý nhân sự đúng cách có thể tạo sự đồng lòng và nâng cao hiệu suất làm việc của tổ chức, trong khi quản lý không hiệu quả có thể gây ra sự lơ là và ảnh hưởng đến kết quả của mục tiêu chung.

Kỹ năng ra quyết định, phân công và kiểm soát tiến độ công việc 

Kỹ năng ra quyết định, phân công công việc và kiểm soát tiến độ công việc là những nhiệm vụ quan trọng mà nhà quản trị cấp cao cần thiết nhất kỹ năng để đảm bảo hiệu suất và sự thành công của tổ chức. Cấp quản lý cao hơn mang trách nhiệm lớn trong việc ra quyết định và tầm ảnh hưởng của những quyết định này càng lớn.

Để đưa ra quyết định đúng đắn, nhà quản trị cấp cao cần phải phát triển nhiều kỹ năng khác nhau. Bao gồm kỹ năng phân tích, khả năng xử lý tình huống, tư duy phản biện và nhiều kỹ năng khác. Việc hoàn thiện bản thân giúp họ hạn chế các quyết định sai lầm và duy trì tâm lý vững vàng trong khi đối mặt với các thách thức và quyết định khó khăn.

Nhà quản trị cấp cao cần thấu hiểu và đánh giá đúng năng lực của từng nhân viên để có thể phân công công việc một cách hợp lý. Việc này đòi hỏi họ phải có khả năng định hướng phát triển thích hợp cho từng cá nhân, giao việc một cách thông minh và giúp nhân viên phát huy tối đa điểm mạnh của họ. Khi nhà quản trị phân công công việc, họ cũng cần kiểm soát chặt chẽ quá trình tiến hành công việc của nhân viên để có khả năng hỗ trợ kịp thời và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Điều này giúp đảm bảo năng suất và hiệu suất làm việc của tổ chức được nâng cao và duy trì ổn định.

Để nâng cao kỹ năng lãnh đạo doanh nghiệp, mọi người có thể tham khảo chương trình thạc sĩ mba để học hỏi và phát triển bản thân. Thạc sĩ MBA cung cấp kiến ​​thức sâu rộng về quản lý, chiến lược kinh doanh, tài chính, tiếp thị, quản trị nhân sự và nhiều lĩnh vực khác.

Cách nâng cao kỹ năng lãnh đạo để trở thành nhà quản trị cấp cao 

Phát triển các kỹ năng cần thiết 

Để nâng cao kỹ năng lãnh đạo và trở thành một nhà quản trị cấp cao và rèn luyện các kỹ năng cần thiết, để phát triển kỹ năng cần thiết, các nhà quản trị có thể thực hiện phát triển các hoạt động như: 

  • Học hỏi các phong cách lãnh đạo khác nhau: Nắm vững các phong cách lãnh đạo khác nhau để hiểu cách áp dụng chúng trong các tình huống khác nhau. Tìm hiểu về các lãnh đạo nổi tiếng và học hỏi từ kinh nghiệm của họ.
  • Tư duy phản biện: Phát triển khả năng tư duy phản biện để có cái nhìn tổng quan và khả năng phân tích một vấn đề từ nhiều góc độ. Điều này giúp bạn đưa ra quyết định thông minh và tối ưu hóa kết quả.
  • Xử lý các xung đột: Học cách xử lý xung đột một cách hiệu quả và xây dựng mối quan hệ tích cực trong tổ chức. Điều này đòi hỏi khả năng lắng nghe, thấu hiểu và tìm kiếm giải pháp xung đột đáp ứng lợi ích của các bên.
  • Rèn luyện tính kỷ luật: Có tính kỷ luật trong công việc giúp bạn duy trì hiệu suất lao động trong môi trường làm việc. Tuân thủ thời hạn, quản lý thời gian hiệu quả và đảm bảo tuân theo quy tắc và quy định của tổ chức.
  • Kỹ năng lắng nghe: Kỹ năng lắng nghe tốt là quan trọng để hiểu rõ ý kiến và cảm nhận của nhân viên, đồng nghiệp và đối tác. Hãy tập trở thành người lãnh đạo mà mọi người có thể tìm kiếm lời khuyên và hỗ trợ.

Bằng cách phát triển những kỹ năng này và thực hành chúng trong vai trò lãnh đạo của bạn, bạn có thể nâng cao khả năng quản lý, đưa ra quyết định thông minh, động viên đội ngũ của mình, đồng thời tiến xa hơn trong sự nghiệp quản trị cấp cao.

Tham gia các chương trình học của chương trình MBA

Ngoài những kỹ năng được nêu trên, việc nâng cao kỹ năng lãnh đạo để tiến xa trong vai trò quản lý cấp cao đòi hỏi sự tham gia tích cực vào các chương trình MBA chuyên sâu với các khóa học quản lý cao cấp như chương trình của Chuyên gia quản lý cấp cao (Global MBA của Ascencia Business School):

  • Strategic Management, Competitiveness & Globalization
  • Business Analytics, Data Analysis & Decision Making
  • Financial Management Theory and Practice
  • Marketing Strategy
  • Operations, Supply Chain and Project Management
  • The Management of Technology and Innovation
  • Managing a Contemporary Business Information System
  • Business Sustainability, Ethics and Social Responsibility
  • Managerial Economics
  • Strategic Human Resources Management
  • Executive Leadership
  • Managing Organizational Diversity
  • Capstone Project
Tham gia các chương trình học của chương trình MBA để trở thành nhà quản trị cấp cao

Tham gia các chương trình học của chương trình MBA để trở thành nhà quản trị cấp cao

Một số lý do và lợi ích của việc tham gia chương trình MBA:

  • Cung cấp kiến thức quản lý toàn diện: MBA cung cấp kiến thức và kỹ năng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực quản lý, bao gồm quản lý chiến lược, tài chính, tiếp thị, quản lý nhân sự và quản lý dự án. Điều này giúp bạn hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động và quy trình triển khai của doanh nghiệp.
  • Phát triển kỹ năng lãnh đạo: MBA tập trung vào phát triển kỹ năng lãnh đạo, bao gồm quản lý nhóm, ra quyết định và tư duy chiến lược. Bạn sẽ học cách định hướng tổ chức, xây dựng và duy trì mối quan hệ và đưa ra quyết định thông minh.
  • Mạng lưới xã hội và kết nối: Tham gia chương trình MBA giúp bạn xây dựng mạng lưới mối quan hệ xã hội quý báu với đồng nghiệp, giảng viên và học viên khác. Điều này có thể giúp bạn học hỏi từ những người có kinh nghiệm, tìm kiếm cơ hội mới và có sự hỗ trợ trong sự nghiệp lãnh đạo.
  • Cơ hội thăng cấp: Một trong những mục tiêu chính của việc tham gia MBA là tăng cơ hội thăng tiến đến vị trí quản lý cấp cao. Các chương trình MBA thường được công nhận và có giá trị cao trong môi trường doanh nghiệp, giúp bạn tăng lợi thế cạnh tranh trong sự nghiệp.

Xem chi tiết chương trình đào tạo Chuyên gia quản lý cấp cao (Global MBA) tại: https://ideas.edu.vn/ascencia-business-school-global-mba

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp cho câu hỏi “nhà quản trị cấp cao cần thiết nhất kỹ năng gì?” mà Viện IDEAS mang đến cho bạn. Nếu bạn quan tâm đến việc nâng cao trình độ và kỹ năng quản lý để được thăng chức vào vị trí quản lý cấp cao qua các khóa học MBA chất lượng, hãy liên hệ ngay với Viện IDEAS để được hỗ trợ chi tiết nhất nhé!

CATEGORY

FOLLOW US