Để đảm nhiệm tốt vai trò lãnh đạo, mỗi nhà quản lý cần có kiến thức, kinh nghiệm vững chắc và những kỹ năng mềm quan trọng. Vì vậy, việc rèn luyện kỹ năng quản lý là cần thiết để đạt được hiệu suất cao trong công việc.
Kỹ năng quản lý là gì?
Kỹ năng quản lý là tập hợp các đặc tính và khả năng mà một nhà quản trị cần sở hữu nhằm thực hiện các công việc cụ thể trong tổ chức. Chúng bao gồm những kỹ năng có thể quản trị các nguồn lực dưới quyền: nguồn lực về con người, tài sản và khả năng thực hiện những nghĩa vụ quản trị tại tổ chức, đồng thời tránh được các tình huống hay các vấn đề phát sinh.
Kỹ năng của người quản lý được thể hiện thông qua các kiến thức và khả năng trong việc thực hiện các công việc, hoạt động từ học và rèn luyện mỗi ngày. Vì vậy, qua quá trình va vấp với công việc, bạn sẽ tích lũy thêm kiến thức và kinh nghiệm thực tế cho bản thân.
7 Kỹ năng quản lý quan trọng giúp bạn trở thành nhà quản trị
1. Kỹ năng quản lý nhân sự
Việc xây dựng mối quan hệ tốt giữa các cá nhân trong doanh nghiệp là nhiệm vụ quan trọng của nhà quản trị. Điều này giúp việc quản lý và vận hành doanh nghiệp được diễn ra một cách trơn tru nhất. Để lãnh đạo một nhóm hiệu quả, sự tôn trọng của các cá nhân trong nhóm là rất quan trọng. Vì vậy, vấn đề mà một nhà quản trị cần quan tâm là giành được sự tôn trọng và lòng tin từ cấp dưới.
Một lãnh đạo thông minh sẽ tận dụng các đặc điểm và tính cách riêng của từng cá nhân để tăng cường sự gắn kết, thúc đẩy môi trường làm việc tích cực và xây dựng lòng tin. Vì vậy, bạn nên dành thời gian để tìm hiểu rõ về từng cá nhân trong tổ chức thông qua các hoạt động xã hội hoặc các khóa đào tạo nhóm.
>>> Xem thêm: Các khóa học dành cho lãnh đạo
2. Kỹ năng giao tiếp
Là một nhà quản trị, đại diện cho một nhóm người trong tổ chức cho nên giao tiếp là một yếu tố không thể thiếu. Có một số vấn đề thường gặp phải về kỹ năng giao tiếp mà quản lý phải đối mặt như:
- Không thể truyền đạt ý tưởng và thông tin: Đôi khi ý tưởng của nhà quản lý có tính chất vĩ mô và trừu tượng, gây khó khăn cho việc truyền đạt thông tin. Điều này có thể xuất phát từ khả năng truyền đạt thông tin kém hoặc thiếu kinh nghiệm trong việc thuyết trình và bộc lộ suy nghĩ của mình.
- Thiếu tính tương tác: Nếu không thường xuyên trò chuyện và tương tác với nhân viên, việc đề xuất và trao đổi vấn đề trở nên khó khăn. Điều này có thể dẫn đến sự hiểu lầm và khó khăn trong việc thực hiện các nhiệm vụ mục tiêu.
3. Kỹ năng phân chia công việc
Một quản lý phải thực hiện nhiều nhiệm vụ, bao gồm quản lý công việc của bản thân, giám sát hoạt động của đội nhóm, tham gia các cuộc họp và tổ chức đào tạo.
Để giảm bớt gánh nặng công việc, nhà quản lý cần biết phân công cho đội nhóm một cách hiệu quả. Theo đó, bạn cần xác định rõ những điểm mạnh và điểm yếu của mỗi thành viên, cùng với khả năng của họ trong việc hoàn thành nhiệm vụ.
4. Kỹ năng hoạch định chiến lược
Trong quá trình hoạch định chiến lược, việc không xây dựng chiến lược, xác định mục tiêu đúng dẫn đến hoạch định sai nguồn lực và tạo ra chiến lược không khả thi là những vấn đề thường gặp của nhà quản trị. Để có một chiến lược chính xác, nhà quản trị cần xác định rõ mục tiêu cụ thể, có thể đo lường, khả thi và có thời hạn.
5. Kỹ năng làm việc nhóm
Làm việc nhóm là một phương pháp yêu cầu sự phối hợp giữa tất cả các thành viên để đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ và đạt được hiệu quả tốt nhất. Để đạt được thành công trong việc quản lý nhóm, người quản lý cần bắt đầu từ những yếu tố nhỏ nhất, chính là các cá nhân trong nhóm. Khi lãnh đạo tập trung vào việc xây dựng sự đoàn kết, đồng nghĩa với việc tạo cơ hội cho nhân viên để họ đạt được hiệu suất làm việc cao hơn trong vai trò của mình.
>>> Xem thêm: Năng lực cần có của lãnh đạo quản lý
Các tiêu chí cần đạt được để có kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả:
- Khả năng giải quyết tình huống, xung đột.
- Kỹ năng phân công công việc
- Kỹ năng giao tiếp, ngoại giao
- Biết lắng nghe người khác
6. Kỹ năng phân tích thị trường
Để đạt thành công trong hoạt động kinh doanh, hiểu biết về thị trường mà doanh nghiệp đang hoạt động và những yếu tố làm nên sự thành công của doanh nghiệp là rất quan trọng. Một số vấn đề mà nhà quản trị thường gặp phải như: Không biết rõ quy mô thị trường, không nhận ra lợi thế cạnh tranh và không xác định được xu hướng thị trường.
Để giải quyết những vấn đề này và trở thành một người có kỹ năng phân tích thị trường, bạn cần đạt được những điều sau:
- Hiểu về sứ mệnh và mục tiêu của tổ chức.
- Nắm rõ lĩnh vực hoạt động của công ty.
- Có kiến thức về các yếu tố chính trị và xã hội ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
- Xác định được ưu điểm và nhược điểm của đối thủ cạnh tranh.
7. Kỹ năng đào tạo
Trong các doanh nghiệp Việt Nam, việc đào tạo cho nhân viên cấp dưới thường gặp nhiều vấn đề. Phần lớn chương trình đào tạo của các công ty thiếu lộ trình và hệ thống rõ ràng. Để có kỹ năng đào tạo hiệu quả, điều quan trọng mà bạn cần làm là tích lũy nhiều kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng.
Phương pháp nâng cao kỹ năng của nhà quản trị
Đặt mục tiêu rõ ràng cho doanh nghiệp
Việc đặt ra mục tiêu rõ ràng cho doanh nghiệp giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định một cách chính xác hơn. Thông thường, việc đặt mục tiêu sẽ dựa trên nguyên tắc SMART để thông qua đó các thành viên trong nhóm không có sự nhầm lẫn. Bên cạnh đó, việc bạn đặt ra mục tiêu rõ ràng sẽ dễ dàng cho việc quản lý thời gian và phân chia nguồn lực cho một công việc, giúp cho nhóm của bạn có nhiều khả năng thành công hơn.
Hiểu rõ về nhóm của bạn
Thông qua việc hiểu rõ về nhóm, nhà quản trị có thể tìm ra cách cải thiện kỹ năng quản lý, tạo ra môi trường làm việc thuận lợi và khuyến khích sự phát triển cá nhân của từng thành viên. Đồng thời, nhà quản trị cũng có thể xây dựng những chiến lược phù hợp để đạt được mục tiêu của tổ chức thông qua sự hợp tác và cống hiến của nhóm.
Uỷ quyền, tránh tình trạng quản lý vi mô
Quản lý vi mô là việc giám sát cách làm việc của nhân viên, không chỉ tập trung vào từng chi tiết nhỏ. Điều này có thể l ảnh hưởng đến mức độ tin tưởng giữa lãnh đạo và nhân viên. Vì vậy, nhà quản trị cần tin tưởng rằng nhân viên sẽ có khả năng làm việc tốt như chính mình. Việc cho phép nhân viên tự quyết định và thể hiện niềm tin vào khả năng của họ sẽ góp phần làm tăng sự tự tin và gắn kết của nhân viên.
Thể hiện sự linh hoạt trong công việc
Trong lĩnh vực kinh doanh, không phải mọi thứ luôn diễn ra theo kế hoạch ban đầu. Điều quan trọng là phải linh hoạt trong việc tiếp cận và thay đổi hướng đi khi cần thiết. Sự linh hoạt này cũng đóng góp vào việc tạo ra một môi trường làm việc tốt hơn cho nhân viên. Một nhà quản trị có tư duy phát triển thường thích thử nghiệm các phương pháp mới để làm việc nhóm và họ nhìn nhận cơ hội – thách thức như là cách để học hỏi và phát triển.
>>> Xem thêm: Sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý
Học hỏi không ngừng về kỹ năng quản lý
Để tránh bị tụt lại phía sau, một nhà quản trị cần có thái độ cầu tiến, luôn cập nhật kiến thức và không ngừng học hỏi để phù hợp với công việc hiện tại. Họ cũng cần rèn luyện cách tư duy, xác định hướng đi và triển khai công việc một cách hiệu quả dựa trên tình hình thực tế.
Các chương trình MBA giúp bạn nâng cao kỹ năng quản lý
Viện IDEAS là một tổ chức hỗ trợ học thuật trong lĩnh vực MBA trực tuyến hàng đầu Việt Nam, với mục tiêu mang đến cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam những kiến thức quản trị quốc tế hàng đầu. Các chương trình đều được chọn lọc khắt khe về các kiểm định giáo dục, hệ thống Platform hỗ trợ từ xa nhằm đảm bảo người học vừa nâng cao kiến thức vừa linh hoạt đi làm.
Đến với Viện IDEAS, bạn sẽ được tư vấn và hỗ trợ tham gia một trong các chương trình như:
- MBA Online: Với sự kết hợp hài hòa giữa kiến thức MBA và sự đi sâu vào lý thuyết cùng với thực hành, MBA Online là lựa chọn cân bằng giữa lý thuyết và thực hành dành cho những học viên tìm kiếm sự nâng cao về chuyên môn và quyết định đầu tư sâu vào việc trau dồi kiến thức. Chương trình MBA Online của SBS Swiss Business School – trường học hàng đầu tại Châu Âu trên nhiều bảng xếp hạng giáo dục.
- Global MBA: Global MBA – Chuyên gia cấp độ 7 tương đương cấp bậc Thạc sĩ theo công nhận của chính phủ Pháp. Chương trình này tập trung vào việc áp dụng kiến thức vào thực tế doanh nghiệp, đồng thời mang đến những kiến thức thực tiễn và kỹ năng thiết yếu. Với sự tập trung cao vào thực hành, chương trình chuyên gia là lựa chọn cho những người muốn đi sâu vào thế giới kinh doanh mà không mất quá nhiều thời gian trên lý thuyết.
- Executive MBA: Chương trình E-MBA từ trường SWISS UMEF Thụy Sĩ, được công nhận bởi hội đồng liên bảng cao nhất Thụy Sĩ (SAC). Với sự kết hợp tuyệt vời giữa kiến thức thực chiến và lý thuyết chuyên môn cũng như mang tính thực chiến cao, người học có thể áp dụng ngay vào doanh nghiệp và định hướng nghề nghiệp của mình.
>>> Xem thêm: Khóa học MBA online cho người đi làm
Bài viết trên đã cung cấp cho người đọc cái nhìn chi tiết hơn về kỹ năng quản lý doanh nghiệp và các kỹ năng để trở thành một nhà quản trị giỏi. Bằng cách quản lý nhân sự và lãnh đạo hiệu quả, doanh nghiệp có thể xây dựng một đội ngũ nhân lực chất lượng, sẵn sàng đóng góp hết mình cho sự phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nếu bạn đang cần hỗ trợ về chương trình học MBA Online để nâng cao kỹ năng quản lý thì hãy liên hệ cho Viện IDEAS qua Hotline 028 2244 2244 để được hỗ trợ sớm nhất nhé.