Senior Manager là gì? Trách nhiệm và những kỹ năng cần có

Senior Manager là một chức vụ quan trọng trong môi trường làm việc, đặc biệt là trong các tổ chức có quy mô lớn và cấu trúc quản lý phức tạp. Với vai trò quản lý và điều hành, Senior Manager đóng góp quan trọng vào sự phát triển và thành công của tổ chức. Hãy cùng Viện IDEAS tìm hiểu xem công việc và những kỹ năng cần có của Senior Manager là gì nhé!

Senior Manager là gì?

Senior Manager là một vị trí quản lý cấp cao có trách nhiệm quản lý các phòng ban của một tổ chức. Họ có năng lực chuyên môn cao, tích lũy được nhiều kinh nghiệm và hiểu biết sâu rộng về lĩnh vực hoạt động của công ty. 

Người quản lý cấp cao cần có khả năng lãnh đạo và quản lý hiệu quả. Chức danh này được sử dụng để phân biệt cấp bậc, kinh nghiệm và trình độ của các vị trí quản lý trong một doanh nghiệp. Đồng thời, vị trí này cũng đòi hỏi những yêu cầu khắt khe và áp lực cao hơn so với cấp quản lý thông thường. 

Thông tin bạn cần nắm về Senior Manager

Thông tin bạn cần nắm về Senior Manager

Với vai trò quan trọng và trách nhiệm lớn, Senior Manager cần phải có khả năng tư duy chiến lược, giao tiếp hiệu quả và xây dựng mối quan hệ tốt với các bên liên quan. Họ cũng phải giữ được sự linh hoạt và thích ứng trong môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng như hiện nay.

Tham khảo một số khái niệm khác liên quan đến lãnh đạo:

BOD là gì

Ban lãnh đạo là gì

Công việc cụ thể của Senior Manager trong tổ chức

Senior Manager đảm nhiệm nhiều công việc khác nhau và phụ thuộc vào mỗi doanh nghiệp hoặc công ty sẽ có những công việc cụ thể nhất định. Các công việc cụ thể của chức vụ này bao gồm như:

  • Thực hiện các công việc liên quan đến việc lập kế hoạch và chiến lược kinh doanh cho bộ phận mà mình quản lý.
  • Xác định mục tiêu, KPIs doanh nghiệp  cần đạt được để có chiến lược kinh doanh phù hợp và hiệu quả.
  • Phân công nhiệm vụ và khối lượng công việc cho các nhân viên trong bộ phận mà mình quản lý, phụ trách.
  • Theo dõi, giám sát ngân sách của doanh nghiệp, đảm bảo chúng được sử dụng hiệu quả và tiết kiệm trong công việc.
  • Tổ chức các buổi tập huấn chuyên môn định kỳ  nhằm nâng cao chất lượng làm việc của nhân viên.
  • Tham gia vào quá trình tuyển dụng, đào tạo cho các quản lý cấp thấp, quản lý cấp trung thuộc bộ phận mà họ làm việc.
  • Giám sát và dự trù ngân sách cho mỗi hoạt động kinh doanh và đề xuất cung cấp các nguồn lực để phát triển dự án.
  • Thực hiện các báo cáo liên quan và trình lên cho ban giám đốc.

Senior Manager nắm giữ nhiều công việc quan trọng

Senior Manager nắm giữ nhiều công việc quan trọng

Nhiệm vụ của Senior Manager 

Thiết lập mục tiêu cho tổ chức

Các nhà quản lý cấp cao thường xác định các mục tiêu dựa trên kế hoạch chiến lược tổ chức. Họ tạo ra một định hướng chung cho bộ phận mình quản lý, đánh giá các kế hoạch và hoạt động dựa trên các tiêu chí cụ thể. Việc thiết lập mục tiêu giúp các thành viên trong nhóm hoặc bộ phận hiểu rõ hơn về mục đích làm việc của mình và đóng góp công sức vào việc đạt được mục tiêu đó.

Đưa ra những quyết định quan trọng cho tổ chức

Senior Manager đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết định quan trọng đến chiến lược kinh doanh, tài chính, nhân sự, marketing,… nhằm duy trì sự ổn định và phát triển của doanh nghiệp. 

Điều này đòi hỏi Senior Manager phải có khả năng phân tích, đánh giá và đưa ra những ý tưởng sáng tạo, nhằm đảm bảo rằng các hoạt động của công ty diễn ra theo hướng đúng và đạt được các mục tiêu đã đề ra. 

Ngoài kinh nghiệm, kiến thức và khả năng linh hoạt trong xử lý thông tin, Senior Manager cũng cần có khả năng thích nghi với các thay đổi và tìm kiếm những giải pháp sáng tạo, nhằm đảm bảo giải quyết mọi vấn đề cấp bách và khó khăn của doanh nghiệp.

Đưa ra những quyết định quan trọng cho doanh nghiệp

Đưa ra những quyết định quan trọng cho doanh nghiệp

Quản lý bộ phận nhân sự

Khi các Manager cần thực hiện việc tuyển dụng hoặc sa thải nhân sự, họ cần sự chấp thuận từ Senior Manager. 

Senior Manager phải đánh giá kỹ năng, kinh nghiệm và tính cách của ứng viên khi tiến hành quá trình tuyển dụng. Đồng thời, họ cũng cần xem xét ngân sách và kế hoạch phát triển của công ty để đảm bảo quyết định được đưa ra là phù hợp.

Quản lý ngân sách bộ phận

Senior Manager có trách nhiệm kiểm soát chi phí và ngân sách cho bộ phận mà họ quản lý, nhằm đảm bảo rằng chi phí được sử dụng một cách hợp lý và tiết kiệm. 

Ngoài ra, Senior Manager cũng phải chuẩn bị các báo cáo tài chính cho Giám đốc Tài chính (CFO) và chuyển giao các hồ sơ quan trọng như hóa đơn, hợp đồng và biên lai cho bộ phận kế toán để lưu trữ. Đồng thời, họ phối hợp làm việc với các Manager và các Giám đốc chức năng cấp cao khác để đánh giá chi tiêu hàng tháng hoặc hàng quý.

Có thể bạn quan tâm: Cách trở thành CEO chuyên nghiệp

Tối ưu hiệu suất làm việc của nhân viên

Nếu các Manager chịu trách nhiệm trong việc giám sát hiệu suất của nhân viên, thì Senior Manager chịu trách nhiệm trong việc tối ưu hóa hiệu quả và năng suất của nhân viên. Điều này được thực hiện thông qua việc đưa ra các phương pháp làm việc hiệu quả và áp dụng các phần mềm công nghệ.

Những tố chất, kỹ năng của một Senior Manager

Kiến thức chuyên môn

Kiến thức chuyên môn giỏi và chuyên sâu là một yếu tố cần của một nhà quản lý cấp cao. Đây là một trong những yêu cầu mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng sẽ đưa ra để tuyển dụng Senior Manager.

Một Senior Manager có kiến thức chuyên môn tốt sẽ có khả năng vận hành bộ phận của mình một cách hiệu quả hơn. Điều này không chỉ giúp họ đạt được hiệu suất làm việc tốt hơn từ đội ngũ nhân sự, mà còn giúp họ kiểm soát và giải quyết các vấn đề khác liên quan.

Kinh nghiệm thực tiễn

Bên cạnh kiến thức chuyên môn thì kinh nghiệm thực tiễn là một yếu tố quan trọng của Senior Manager. Họ đã trải qua nhiều năm làm việc và tích luỹ được kiến thức và kỹ năng quản lý. Kinh nghiệm này giúp Senior Manager hiểu rõ các hoạt động và quy trình của công ty, từ đó đưa ra các quyết định và phương án hợp lý để nâng cao hiệu quả và đạt được mục tiêu của tổ chức. 

Ngoài ra, kinh nghiệm cũng giúp Senior Manager nhận biết và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc một cách nhanh chóng và hiệu quả.  

Kinh nghiệm thực tiễn là yếu tố quan trọng của một nhà quản lý cấp cao

Kinh nghiệm thực tiễn là yếu tố quan trọng của một nhà quản lý cấp cao

Kỹ năng

Bên cạnh các kiến thức chuyên môn, Senior Manager sẽ cần thêm những kỹ năng mềm khác để hỗ trợ cho công việc của mình cũng như giải quyết các vấn đề phát sinh. Đặc biệt, nó còn là yếu tố mà doanh nghiệp nhìn nhận và đánh giá năng lực của bạn. Bao gồm các kỹ năng sau:

  • Kỹ năng lãnh đạo
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng ra quyết định
  • Kỹ  năng giải quyết vấn đề
  • Kỹ năng tư duy logic
  • Kỹ năng quản lý thời gian

Cơ hội phát triển của Senior Manager trong tổ chức là gì?

Senior Manager có cơ hội phát triển rộng mở và có nhiều cơ hội thăng tiến lên vị trí cao hơn trong sự nghiệp. Họ cũng có thể phát triển nhiều khía cạnh khác của bản thân thông qua việc học hỏi và tích lũy kinh nghiệm trong quá trình làm việc. Người quản lý cấp cao có thể mở rộng kiến thức và kỹ năng của mình trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Một số cơ hội phát triển mà chức vụ này mang lại như:

  • Thăng tiến trong công việc
  • Làm việc trong các tập đoàn lớn 
  • Tham gia vào các dự án chính
  • Tạo dựng mối quan hệ
  • Xây dựng thương hiệu cá nhân.

Cơ hội phát triển của ngành này khá cao

Cơ hội phát triển của ngành này khá cao

Khoá học MBA cho Senior manager nâng cao khả năng quản lý

Khoá học MBA là một lựa chọn tuyệt vời để Senior Manager nâng cao khả năng quản lý của mình. MBA cung cấp cho bạn kiến thức sâu sắc về các khía cạnh quản lý kinh doanh, bao gồm chiến lược, tài chính, marketing, quản lý nhân sự và quản lý dự án. Tham gia khoá học MBA giúp họ hiểu rõ hơn về các khía cạnh quản lý và phát triển kỹ năng quản lý hiệu quả. Khóa học kết hợp giữa lý thuyết và thực tế, cho phép Senior Manager áp dụng kiến thức mới vào công việc hàng ngày. 

Tại Viện IDEAS, các chương trình mba quốc tế được liên kết hoàn toàn trực tuyến với các trường đại học hàng đầu Anh, Pháp, Thụy Sĩ,… Qua đó, người học có thể linh hoạt sắp xếp thời gian vừa học vừa làm và có thể áp dụng nhanh chóng các kiến thức học được vào công việc hàng ngày.

Với những thông tin trong bài viết này, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và trả lời được cho câu hỏi Senior Manager là gì? Quá trình trở thành Senior Manager đòi hỏi sự nỗ lực, cống hiến và không ngừng học hỏi từ mỗi người. Thời gian để đạt được vị trí này có thể dài hay ngắn tùy thuộc vào mức độ phấn đấu, năng lực và giá trị mà mỗi cá nhân có thể tạo ra. Nếu bạn muốn nâng cao khả năng quản lý của mình, có thể tham gia khóa học MBA, đây là một lựa chọn tốt để hỗ trợ bạn trong công việc. Liên hệ với Viện IDEAS qua hotline 028 2244 2244 để nhận được sự hỗ trợ liền nhé!

CATEGORY

FOLLOW US