• Home
  • Tin Tức Mới
  • Cơ Hội Việc Làm Ngành Quản Trị Kinh Doanh, Mức Độ Thăng Tiến?

Cơ Hội Việc Làm Ngành Quản Trị Kinh Doanh, Mức Độ Thăng Tiến?

Cơ hội việc làm ngành quản trị kinh doanh sẽ thế nào khi ngành này chưa hề ngừng “Hot”. Mỗi năm hơn hàng ngàn học sinh ứng tuyển vào ngành quản trị kinh doanh. Học quản trị khó xin việc không, cơ hội thăng tiến, lương của ngành quản trị kinh doanh thế nào? Trong khi ngành quản trị kinh doanh và cơ hội việc làm luôn là điều người học quan tâm khi bắt đầu tham gia. Hãy cùng Viện IDEAS đi tìm hiểu về thách thức, cơ hội cho ngành quản trị kinh doanh.

Cơ Hội Việc Làm Ngành Quản Trị Kinh Doanh Và Điều Cần Biết

Cơ hội việc làm ngành quản trị kinh doanh sẽ thế nào khi số lượng cử nhân ngày càng đông. Tại Việt Nam có hơn 200 trường đào tạo Đại học, Cao đẳng triển khai ngành quản trị kinh doanh. Hằng năm, ước tính có hơn 200.000 sinh viên tốt nghiệp với tấm bằng cử nhân quản trị kinh doanh. Vì đâu số lượng học sinh đăng ký chuyên ngành quản trị kinh doanh chiếm đến hơn 10% tổng ngành. Liệu nhu cầu tìm kiếm lao động của thị trường đủ đáp ứng lượng cử nhân mỗi năm?

Xem thêm: Chương trình thạc sĩ quản trị kinh doanh MBA

Cơ Hội Việc Làm Ngành Quản Trị Kinh Doanh Với Hơn 200.000 Sinh Viên Tốt Nghiệp Mỗi Năm

Cơ Hội Việc Làm Ngành Quản Trị Kinh Doanh Với Hơn 200.000 Sinh Viên Tốt Nghiệp Mỗi Năm

Cơ Hội Việc Làm Quản Trị Kinh Doanh Trong Nhu Cầu Thị Trường Quản trị kinh doanh là việc thực hiện công tác quản trị vào quá trình hoạt động kinh doanh. Nó bao gồm tất cả các khía cạnh của việc giám thị và giám sát hoạt động kinh doanh. Tất cả những lĩnh vực liên quan đến hoạt động như: kế toán, tài chính và tiếp thị. Chức năng chính là: hoạch định, tổ chức thực hiện, điều khiển – chỉ huy, kiểm tra – giám sát, điều chỉnh. Mục đích cuối cùng của công việc quản trị kinh doanh chính là phát triển doanh nghiệp.

Việt Nam trong giai đoạn vươn ra thế giới, việc hội nhập kinh tế chắc chắn là điều không thể bỏ qua. Kinh tế xã hội phát triển là yếu tố thúc đẩy các dự án, doanh nghiệp startup. 2021, Việt Nam ghi nhận sự gia tăng vượt bậc về thu hút đầu tư khởi nghiệp với 1,3 tỷ USD. Lúc này, nhu cầu về nhân sự, quản trị kinh doanh lại trở nên đắt giá. Thị trường cơ hội việc làm ngành quản trị kinh doanh trở nên nhộn nhịp hơn bao giờ hết. 

Cơ Hội Việt Làm Ngành Quản Trị Kinh Doanh Trong Thời Kì Hội Nhập

Cơ Hội Việc Làm Cho Ngành Quản Trị Kinh Doanh Trong Thời Kì Việt Nam Hội Nhập Thế Giới

Có thể nói những công việc của ngành quản trị kinh doanh là đa nghề, đa lĩnh vực. Nó như “phao cứu sinh” cho học sinh 12 khi rơi vào tình trạng chưa tìm được ngành nghề phù hợp. Tại Việt Nam, với hơn 80 % là doanh nghiệp thương mại. Vì thế, trong 2020 đến 2025, riêng TPHCM đã cần đến 270.000 vị trí việc làm liên quan đến Quản trị kinh doanh. Với vị trí, cơ hội việc làm ngành quản trị kinh doanh dày đặc như vậy thì việc làm của ngành quản trị kinh doanh sẽ là gì?

Công Việc Của Ngành Quản Trị Kinh Doanh Hiện Nay

Để nắm được cơ hội việc làm ngành quản trị kinh doanh, buộc phải hiểu ngành quản trị kinh doanh làm những việc gì. Với sự đa dạng lĩnh vực sẽ không khó để tìm các công việc sau khi học quản trị kinh doanh. Vấn đề bạn sẽ học như thế nào, bạn có đáp ứng đủ năng lực mà doanh nghiệp yêu cầu hay không. Ngoài ra, không ít sinh viên cho rằng, học quản trị kinh doanh tức ra làm sếp, quản lý. Chính vì vậy, không ít cơ hội nghề nghiệp đã bị bỏ lỡ chỉ vì điều đó.

Cơ Hội Việc Làm Ngành Quản Trị Kinh Doanh Và Công Việc Đúng Ngành

Công Việc Của Ngành Quản Trị Kinh Doanh Là Gì?

Thống kê từ trang tuyển dụng, số lượng công ty cần nhân viên quản trị kinh doanh luôn đứng đầu danh sách. Việc làm cho ngành quản trị kinh doanh đối với sinh viên lựa chọn nhiều nhất là bộ phận: Marketing và Kinh doanh. Đây là hai phòng mang lại doanh thu trực tiếp cho công ty, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, để tăng doanh thu, giảm chi phí thì nhu cầu tuyển dụng nhân sự ở phòng này luôn cần thiết. Vậy học quản trị kinh doanh ra làm những việc gì thì được xem là đúng ngành?

Chính vì sự đa năng của ngành nghề, nhiều tân cử nhân thực sự không biết quản trị kinh doanh ra trường làm những việc gì. Dưới đây, là hàng loạt cơ hội việc làm ngành quản trị kinh doanh với những vị trí có thể đảm nhiệm đúng và gần với ngành trong công ty, doanh nghiệp như:

– Nhân viên kinh doanh/bán hàng/tư vấn/bảo hiểm.
– Nhân viên/chuyên viên nhân sự, tuyển dụng.
– Nhân viên sales admin.
– Nhân viên quản lý hành chính.
– Chuyên viên tài chính.
– Nhân viên phát triển thị trường.
– Nhân viên/chuyên viên marketing.
– Tư vấn phát triển kinh doanh.
– Điều hành phát triển kinh doanh.
– Giám đốc phát triển kinh doanh.
– Giám đốc bán hàng.
– Quan hệ đối tác chiến lược.
– Quản lý hợp đồng xây dựng.
– Chủ doanh nghiệp.
– Đồng sáng lập công ty.
– Giám đốc công ty.
– Doanh nhân.
– Giám đốc tài chính thương mại.
– Quản lý dịch vụ doanh nghiệp.
– Giám đốc điều hành.
– Giám đốc tài chính.
– Kiểm soát tài chính.

Xem thêm: Tất tần tật về chi phí học MBA và các loại chương trình mba

Cơ Hội Việc Làm Ngành Quản Trị Kinh Doanh Và Sự Đa Dạng Ngành Nghề

Những Vị Trí Công Việc Cho Ngành Quản Trị Kinh Doanh

Mức Độ Thăng Tiến Công Việc Cho Ngành Quản Trị Kinh Doanh

Quản trị kinh doanh là ngành học cung cấp kiến thức “rộng”, bao gồm thông tin hữu ích về kinh doanh, tài chính, kế toán và quản trị,… Vì thế, sự đa dạng lĩnh vực, cơ hội nghề nghiệp của ngành quản trị kinh doanh là cực kì lớn. Ngoài việc tìm kiếm công việc tại các công ty, doanh nghiệp; nỗ lực thăng tiến vị trí cấp cao. Người học hoàn toàn có thể cân nhắc đến khởi nghiệp, tự kinh doanh, tạo nền tảng kinh tế vững chắc. Vậy, lộ trình thăng tiến, cơ hội nghề nghiệp ngành quản trị kinh doanh thế nào gọi là hoàn hảo?

Xem thêm: MBA là bằng gì, học như thế nào và học trong bao lâu?

Cơ Hội Việc Làm Ngành Quản Trị Kinh Doanh Và Con Đường Thăng Tiến

Quản Trị Kinh Doanh Và Con Đường Thăng Tiến Rộng Mở

Lộ trình thăng tiến luôn là yếu tố mà hầu hết mọi người đều quan tâm trước khi quyết định gắn bó với ngành. Tùy từng công ty, doanh nghiệp sẽ mang đến cơ hội việc làm ngành quản trị kinh doanh với mức thăng tiến khác nhau. Cấp bậc nhân viên kinh doanh càng cao thì quyền lực sẽ càng lớn. Tham khảo lộ trình thăng tiến dưới đây để chắc chắn với quyết định của chính mình khi theo đuổi ngành quản trị kinh doanh:

– Nhân viên thử việc: thường là sinh viên mới ra trường hoặc sinh viên những năm cuối. Họ hỗ trợ nhân viên chính thức thực hiện công việc, hoàn tất những công việc được giao.

– Nhân viên kinh doanh: là giai đoạn khởi đầu cho mọi nhân viên. Điều kiện tuyển dụng thường là: chưa có kinh nghiệm hoặc cao nhất là 1 năm. Đây cũng là giai đoạn để bạn kiểm chứng sự phù hợp và niềm đam mê của bản thân với công việc kinh doanh.

– Chuyên viên kinh doanh: người có kinh nghiệm ít nhất 1 năm trong lĩnh vực quản trị kinh doanh. Việc đề bạt này không phải theo thâm niên mà là theo thành tích đạt được. Lúc này, không phải là hoạt động cá nhân mà bạn buộc phải có trách nhiệm với một đội nhóm.

Cơ Hội Việc Làm Ngành Quản Trị Kinh Doanh Và 5 Lộ Trình Thăng Tiến

5 Lộ Trình Thăng Tiến Cơ Bản Cho Ngành Quản Trị Kinh Doanh

– Trưởng phòng: từ năm 4, bạn hoàn toàn được cân nhắc lên vị trí này. Ngoài kỹ năng làm việc tốt, trưởng phòng cần có kỹ năng lãnh đạo – quản lý, tổ chức. Đồng thời phải chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về hiệu quả, đề xuất phương án để đạt mục tiêu của đội, nhóm.

– Giám đốc: Chức vụ này thường chỉ có tại các doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Thâm niên ít nhất 5 năm ở vị trí giám đốc kinh doanh hoặc 10 năm trở lên ở vị trí trưởng phòng kinh doanh cùng ngành nghề. Tại vị trí giám đốc, bạn cần là người đề ra chiến lược, mục tiêu, nhiệm vụ cần phải đạt được. Đồng thời phải thường xuyên giám sát tiến độ công việc, ứng biến xoay chuyển tình thế nhanh trong trường hợp phát sinh. Đây là vị trí cao nhất trong lộ trình thăng tiến của nhân viên kinh doanh

Đặc biệt, có những người lựa chọn trở thành giảng viên, đóng góp cho xã hội bằng cách nâng cao tri thức với tấm bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh hay tiến sĩ quản trị kinh doanh

Lộ trình trên chỉ mang tính tham khảo. Thực tế, có người chỉ 4 – 5 năm đã trở thành giám đốc, nhưng có người gắn bó chục năm vẫn là chuyên viên. Do đó, hãy nỗ lực không ngừng nghỉ, tích cực trau dồi, trở thành phiên bản hoàn hảo hơn. Cánh cửa cơ hội việc làm ngành quản trị kinh doanh sẽ tích cực đến với bạn.

Mức Lương Công Việc Ngành Quản Trị Kinh Doanh

Quản trị kinh doanh xem là ngành học đa năng, đa lĩnh vực. Trong thời đại hội nhập, công việc của quản trị kinh doanh trở nên “màu mỡ”. Cơ hội việc làm ngành quản trị kinh doanh tăng cao trong thị trường lao động. Vậy mức lương được chi trả thế nào với từng cấp bậc? Làm thế nào để mang đến thỏa thuận hợp lý khi tham gia vào công tác ứng tuyển, tuyển dụng ngành quản trị kinh doanh. Cùng tham khảo mức lương mà chúng tôi đã tổng hợp từ thông tin các trang tuyển dụng.

Cơ Hội Việc Làm Ngành Quản Trị Kinh Doanh Và Mức Lương

Thống Kê Mức Thu Nhập Cho Ngành Quản Trị Kinh Doanh

Mức lương của nhân viên sẽ chênh lệch dựa trên từng vị trí, có thể cao hơn hoặc thấp hơn. Đặc biệt, khi khởi nghiệp, kinh doanh riêng thì mức lương sẽ không cố định.

Theo thống kê tại các kênh tuyển dụng lớn như: TopCV, indeed, Vietnamworks, ybox,….

– Lương khởi điểm là: 3 đến 4 triệu đồng/tháng (có thể được tính thêm hoa hồng, doanh số)
– Kinh nghiệm từ 2 năm trở lên: 7 đến 10 triệu đồng/tháng hoặc cao hơn 12 – 14 triệu đồng/tháng.
– Trưởng phòng kinh doanh thường từ: 10 – 15 triệu/tháng
– Vị trí Giám đốc dao động từ :20 – 25 triệu đồng/ tháng hoặc cao hơn tùy vào năng lực bản thân
– Có thâm niên trong nghề từ 7 – 10 năm từ vị trí cấp trưởng phòng trở lên, mức thu nhập có thể lên tới 80 triệu đồng/ tháng.

Học Quản Trị Kinh Doanh Khó Xin Việc, Tại Sao?

Quản trị kinh doanh ra trường làm gì trong khi ngành này được coi là: “Cái gì cũng biết nhưng lại không biết gì”. Nếu xuất thân là cử nhân thiết kế đồ họa, bạn sẽ chuyên một mảng nhất định. Công việc chuyên môn sẽ được list trong danh sách nghề nghiệp. Không ít tân cử nhân cảm thán ngành quản trị kinh doanh khó xin việc, không biết học ngành quản trị kinh doanh ra làm việc gì. Ngành này công việc khá đa dạng, vì thế, việc khó chính là bạn chưa tìm được công việc phù hợp.

Cơ Hội Việc Làm Ngành Quản Trị Kinh Doanh Có Khó Như Lời Đồn

Tốt Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh Có Khó Xin Việc Như Lời Đồn?

Chương Trình Đào Tạo Ngành Quản Trị Kinh Doanh Đa Dạng

Một khi dấn thân vào Quản trị kinh doanh, suốt 4 năm Đại học bạn sẽ dần quen mặt với các môn liên quan đến “Quản trị” và “Kinh doanh”. Marketing cũng biết chút, tài chính kế toán cũng biết, kỹ năng bán hàng cũng biết, marketing và cả logistic. Đây là ưu điểm và cũng là hạn chế của ngành Quản trị kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm: Khóa học dành cho lãnh đạo và quản lý chuyên nghiệp

Chương Trình Giảng Dạy Ngành Quản Trị Kinh Doanh

Chương Trình Giảng Dạy Đa Dạng Khi Theo Đuổi Quản Trị Kinh Doanh

Với một chương trình cấp Đại học ngành quản trị kinh doanh, bạn sẽ được đào tạo tất cả kiến thức xoay quanh về:

– Quản trị doanh nghiệp
– Quản trị marketing
Quản trị kế hoạch tài chính
– Quản trị nguồn nhân lực
– Quản trị về chiến lược kinh doanh
– Quản trị Logistic chuỗi cung ứng
Quản trị dự án
– Giao tiếp kinh doanh;
– Nghiên cứu thị trường; quản trị rủi ro;
– Quản trị chiến lược
– Quản trị chất lượng

Với những môn học trên, có thể thấy những ngành khác đã được gói gọn trong ngành “Quản trị kinh doanh”. Ngoài cung cấp kiến thức về quản trị, kinh tế hiện đại của thế giới. Bạn sẽ được học về cách tư duy hệ thống hoạt động, kỹ năng cần thiết của thời đại. Một số kỹ năng như: đàm phán, ra quyết định, lãnh đạo đội nhóm, điều hành doanh nghiệp. Đi cùng là khối kiến thức đa dạng và thời đại như vậy, liệu tìm kiếm cơ hội việc làm ngành quản trị kinh doanh có khó như lời đồn?

Công Việc Cho Sinh Viên Ngành Quản Trị Kinh Doanh Ở Đâu?

Một cú paste “công việc ngành quản trị kinh doanh” vào phần tìm kiếm của google, 96.200.000 kết quả hiện ra trong 0,62 giây. Hơn 100 website tuyển dụng lớn nhỏ, hơn 20.000 nhà tuyển dụng trải dài từ Nam đến Bắc. Là một ngành đặc biệt, sinh viên quản trị kinh doanh có thể thích nghi nhanh chóng và lựa chọn nhiều vị trí công việc linh hoạt. Thông qua các trang tuyển dụng khắp 56 tỉnh thành, mức độ uy tín cao (theo số liệu thống kê từ Similarweb – tháng 3/2022) cụ thể:

Tìm Kiếm Cơ Hội Việc Làm Ngành Quản Trị Kinh Doanh Tại Các Kênh Tuyển Dụng

Tìm Kiếm Cơ Hội Việc Làm Ngành Quản Trị Kinh Doanh Tại Các Kênh Tuyển Dụng Uy Tín

– Indeed: 2.8 triệu truy cập/tháng, phù hợp với đối tượng người Việt muốn làm việc tại nước ngoài
– Topcv: 2.5 triệu truy cập/tháng, phù hợp với mọi đối tượng
– vietnamworks: 2.2 triệu truy cập/tháng, phù hợp với người đi làm có kinh nghiệm, nhân viên cấp cao
– 123 job: 1.34 triệu truy cập/tháng, phù hợp cho sinh viên mới ra trường
– Ybox.vn: 1.09 triệu truy cập/tháng, phù hợp với sinh viên tìm kiếm cơ hội thực tập, bán thời gian
– Ngoài ra bạn có thể tìm các công việc của ngành quản trị kinh doanh trên các trang mạng xã hội như: Facebook, Linkdin, tiktok, zalo,…

Tìm Công Việc Quản Trị Kinh Doanh Như Thế Nào?

– Nộp hồ sơ trực tiếp: Thấy thông tin tuyển dụng và yêu cầu về việc nộp hồ sơ tại công ty. Lúc này ứng viên cần phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ, mang tới nơi yêu cầu, chờ đợi lời mời phỏng vấn từ phía công ty tuyển dụng.

– Tìm kiếm việc làm ngay trên trang web của công ty tuyển dụng: Đôi khi, việc gửi hồ sơ xin việc sớm chính là yếu tố giúp bạn tìm kiếm được việc làm nhất là những tin tuyển dụng gấp.

– Gửi CV của bạn trực tuyến: web tuyển dụng và đăng hồ sơ trực tuyến. Giúp ứng viên tiếp cận với những đơn vị tuyển dụng một cách nhanh chóng, rút ngắn tối đa khoảng cách tìm kiếm việc làm.

– Thông qua mối quan hệ để tìm việc: Các mối quan hệ hiện tại sẽ là cầu nối vững chắc giữa bạn và nhà tuyển dụng. Lúc này cơ hội trúng tuyển của người tuyển dụng việc làm là cực kỳ cao.

Cơ Hội Việc Làm Ngành Quản Trị Kinh Doanh Và Cách Thức Ứng Tuyển

Cách Thức Ứng Tuyển Công Việc Ngành Quản Trị Kinh Doanh

Người Học Quản Trị Kinh Doanh Cần Kỹ Năng, Tố Chất Gì?

Cơ hội việc làm ngành quản trị cao hay không đều dựa vào khả năng và kỹ năng của bạn. Đặc biệt, doanh nghiệp ngày nay sẽ tuyển dụng nhân sự làm được việc chứ không đơn thuần là dựa vào bằng cấp. Vì thế không phải cứ 100% sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh đều thành công vì nhu cầu thị trường. Do vậy, suốt quá trình học tập, bạn hãy nghiêm túc nâng cao, mài giũa bản thân để trở thành nhà quản trị bạn mong muốn.

Kỹ Năng Không Thể Thiếu Để Nâng Cao Cơ Hội Việc Làm Trong Ngành Quản Trị Kinh Doanh

Những Kỹ Năng, Tố Chất Không Thể Thiếu Với Một Nhà Quản Trị

Hãy trở thành một nhà quản trị thực thụ với:

– Đam mê kinh doanh
– Năng động, tự tin, mạnh mẽ và quyết đoán;
– Có tư duy logic, thích giao tiếp, có khả năng quan sát và nhạy bén trong việc nắm bắt tâm lý và thuyết phục người khác;
– Nắm bắt nhanh nhạy những thông tin kinh tế – xã hội liên quan và xử lý tin tức nhanh gọn;”
– Giao tiếp tốt, ứng xử linh hoạt trong mọi mối quan hệ;
– Biết lắng nghe và chia sẻ, biết thấu hiểu nhưng cũng biết quyết đoán, cứng rắn đúng lúc đúng chỗ;
– Có khả năng ngoại ngữ và tin học;
– Chăm chỉ, kiên trì và chịu được áp lực tốt, thích môi trường cạnh tranh.

Sự Thật Về Tỷ Lệ Thất Nghiệp Quản Trị Kinh Doanh Hiện Nay

Cả nước Việt Nam có 412 trường Đại học, Cao đẳng. Trung bình mỗi tỉnh, thành phố có khoảng 6,6 trường Đại học, Cao đẳng. Cả nước có khoảng 2,2 triệu sinh viên, cao hơn cả các quốc gia phát triển. Mỗi năm số tân cử nhân quản trị kinh doanh là 10.000 người. Sinh viên Việt lại mắc lỗi thường gặp chính là giỏi lý thuyết nhưng yếu kỹ năng mềm. Từ đó dẫn đến vấn đề ít người có thể đáp ứng nhu cầu công việc thực tế ở các doanh nghiệp.

Cơ Hội Việc Làm Ngành Quản Trị Kinh Doanh Thế Nào So Với Tỷ Lệ Thất Nghiệp

Nguyên Nhân Dẫn Đến Tỷ Lệ Thất Nghiệp Ngành Quản Trị Kinh Doanh

Thực Trạng Về Cơ Hội Việc Làm Ngành Quản Trị Kinh Doanh

Cuối năm 2020, gần 42% doanh nghiệp đối mặt với tình trạng thiếu hút nhân sự. Cuối năm 2021, 55,2% nhà tuyển dụng cho rằng hồ sơ ứng viên không đủ đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Cuối cùng, gây ra việc tắc nghẽn nhân sự nghiêm trọng. Nguyên nhân đến từ việc thừa cử nhân quản trị nhưng thiếu hụt kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và kinh nghiệm.

Cơ Hội Việc Làm Ngành Quản Trị Kinh Doanh Cùng Tình Trạng Tắc Nghẽn Lao Động

Thực Trạng Về Tình Trạng Tắc Nghẽn Lao Động

Thứ 1 – tính cạnh tranh cao trong ngành: Một quy luật bất di bất dịch của nền kinh tế thì trường “kẻ yếu sẽ bị đào thải”. Do đó, cử nhân quản trị kinh doanh cứ nghĩ chỉ chú tâm học kiến thức trên giảng đường, không nâng cao, trau dồi kiến thức, chỉ cần ra trường với một tấm bằng đep, kiếm công việc an nhàn, ổn định,.. gần như là việc không thể trong thị trường ngày nay.

Thứ 2 – bối cảnh chuyển dịch không ngừng: Điều này đòi hỏi ứng cử viên phải nhanh nhạy, tiếp thu tinh hoa tri thức của thời đại, quốc tế. Bên cạnh đó không ngừng trau dồi những kỹ năng thực tế, kỹ năng mềm. Thời đại ngày nay đã không còn chỗ các cử nhân không có kiến thức sau khi ra trường. Và đương nhiên cũng sẽ không có chỗ cho người đi làm bằng mối quan hệ.

Mức Độ Cạnh Tranh Về Việc Làm Ngành Quản Trị Kinh Doanh

Mỗi năm, cử nhân tốt nghiệp quản trị kinh doanh quá nhiều đã gây nên sự cạnh tranh gay gắt. Trong thị trường cạnh tranh “cá lớn nuốt cá bé” giữa các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Việc chiêu mộ nhân sự tài giỏi được đặt lên hàng đầu với quy trình khắt khe, kỹ lưỡng. Nếu trước kia chỉ với tấm bằng cử nhân bạn đã đủ điều kiện. Ngày nay, kỹ năng mềm cùng ngoại ngữ được đặt lên tầm cao mới.

Cơ Hội Việc Làm Ngành Quản Trị Kinh Doanh Tăng Cao Với Kỹ Năng Mềm

Kỹ Năng Mềm Trở Thành Vũ Khí Lợi Hại Trong Thời Đại Cạnh Tranh

Để không nhận sự đào thải từ thị trường, xã hội. Cách duy nhất là không ngừng học hỏi, nâng cao năng lực. Tiếp tục hoàn thiện bản thân, khiến bản thân trở nên giá trị bằng tri thức thông qua:

– Năng lực ngoại ngữ: Chỉ với tiếng mẹ đẻ, bạn dễ dàng mất đi cơ hội làm việc trong công ty đa quốc gia. Ngoài ra còn giảm đi năng lực cạnh tranh trực tiếp với ứng viên thông thạo ngoại ngữ. Hơn thế, ngoại ngữ là cánh tay đắc lực giúp bạn dễ dàng tiếp cận tri thức nhân loại.

– Kỹ năng văn phòng: hơn 80% doanh nghiệp trong và ngoài nước yêu cầu ứng viên thành thạo kỹ năng tin học văn phòng. Điều này giúp bạn hòa nhập thời đại công nghệ số, nhanh nhạy trên máy tính.

– Kỹ năng chuyên môn: chắc chắn không ai muốn bổ nhiệm một người không có kỹ năng chuyên môn làm quản lý. Điều đó sẽ giúp bạn biết thiết lập mục tiêu kinh doanh, tính khả thi, giúp ích cho doanh nghiệp.

Lời Khuyên Về Cơ Hội Việc Làm Ngành Quản Trị Kinh Doanh

Theo Viện Khoa học lao động xã hội: “2/3 số doanh nghiệp Việt Nam cho biết phần lớn người lao động đang thiếu những kỹ năng cần thiết về chuyên môn và về các kỹ năng nòng cốt, cốt lõi khác”. Sinh viên hoàn toàn không có kiến thức chuyên môn, chỉ thuộc lý thuyết, chưa áp dụng vào thực tiễn. Đừng chỉ gói chọn sự hiểu biết của mình ở phạm vi sách vở. Nhà tuyển dụng cần thấy được cách bạn tu duy vấn đề đó như thế nào.

4 Lời Khuyên Nghề Nghiệp Về Cơ Hội Ngành Quản Trị Kinh Doanh

Lời Khuyên Nhằm Nâng Cao Cơ Hội Việc Làm Ngành Quản Trị Kinh Doanh

Thái độ, hành vi là nguyên nhân gây ra tình trạng mất cơ hội việc làm ngay khi tốt nghiệp. Để làm tốt công việc trong ngành quản trị kinh doanh hay bất cứ ngành nghề nào. Kỹ năng là một điều không thể thiếu. Để giảm tình trạng đánh mất cơ hội việc làm ngành quản trị kinh doanh sau khi tốt nghiệp. Sau đây là một số giải pháp:

  • Bằng cấp chưa phải là yếu tố quyết định: 
    Sinh viên ra đường hoàn toàn chưa có khả năng áp dụng lý thuyết vào thực tiễn. Điều đó chắc chắn sẽ làm giảm đi cơ hội của bạn. Hãy xác định điều bạn mong muốn và cần làm gì để áp dụng kiến thức vào thực tiễn. Bạn có thể tìm công việc part time và thực hiện nó vào khoảng thời gian trống trong lịch học. Ít nhiều điều này sẽ giúp bạn vững kiến thức và tự tin hơn ngay khi rời khỏi trường.
  • Kỹ năng là điều không thể thiếu:
    Trong thời đại ngay nay, nếu bạn không chủ động, chính bạn là người đánh mất cơ hội. Chính vì thế, mô hình câu lạc bộ sẽ rèn luyện năng lực chủ động và kỹ năng mềm khác. Chẳng hạn: kỹ năng quản lý, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp cộng đồng. Đây là yếu tố cần để bước vào một môi trường mới, những người mới ngay khi ra trường
  • Học cách đừng từ chối việc khó:
    “Em không làm”, “Em bận”, “Em còn nhiều việc” là điều tuyệt nhiên không nên nói. Không ít sinh viên mới tốt nghiệp và bắt đầu công việc tại các công ty nhỏ. Bản thân tự cho rằng những công việc này không xứng đang với công sức học tập tại trường. Như vậy, chính bạn đã tự đánh mất cơ hội việc làm của mình trong tương lai
  • Học hỏi và nâng cao giá trị bản thân:
    Katrina Mayer từng nói rằng “Bạn không cần phải có tất cả các câu trả lời đúng. Bạn chỉ cần sẵn lòng học hỏi”. Đừng ngại việc đặt câu hỏi vì có khối người giỏi hơn bạn, thông minh hơn bạn. Hãy học hỏi từ những sai lầm của người khác, học hỏi từ sách vở, internet. Không ngừng cải thiện bản thân là cách tốt nhất để hòa nhịp vào quỹ đạo của thế giới.

CATEGORY

FOLLOW US