“Học quản trị kinh doanh có khó không?”, “Làm sao chắc chắn rằng liệu công cuộc đầu tư này sẽ không lỗ?” Và phải cần chuẩn bị những gì để theo học chuyên ngành rộng mở này. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp những thông tin liên quan mà bạn đang tìm kiếm.
Học quản trị kinh doanh có khó không?
Theo Học Quản Trị Kinh Doanh Có Khó Không? Ưu & Nhược QTKD
Theo học quản trị kinh doanh có khó không? Liệu có dễ giải đáp khi bất chợt một người ngoài ngành hỏi bạn? Và liệu bạn sẽ có câu trả lời xác đáng cho chính bản thân mình? Để hiểu được điều đó, hãy cùng đi định nghĩa lại quản trị kinh doanh là gì? Và những ưu điểm, nhược điểm nào bạn phải đối mặt khi tham gia khóa học này!
>>>Xem thêm: Chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Quốc tế
Định Nghĩa Ngành Quản Trị Kinh Doanh
Quản trị kinh doanh là việc thực hiện quản lý một loạt hoạt động kinh doanh và các quyết định liên quan đến tổ chức. Nó bao gồm việc giám sát trên nhiều lĩnh vực như: báo cáo tài chính, kế toán, quản lý chiến lược Marketing,… Nhằm duy trì, phát triển mang lại doanh thu, lợi nhuận tốt nhất cho doanh nghiệp.
Bởi tính chất ngành nghề này khá rộng, nên nhiều người hoang mang tự hỏi “Liệu học quản trị kinh doanh có khó không?”. Khi mà người học không đi sâu về một chuyên môn cụ thể, mà hầu như sẽ là “đi hết” qua các bộ phận, phòng ban. Đây dường như trở thành con dao hai lưỡi cho những người không thực sự hiểu về ngành nghề này. Mà chỉ đi theo “hướng gió” khi nhu cầu thị trường cần.
Điều đầu tiên bạn phải hiểu, học quản trị kinh doanh là để trở thành General manager (Tổng giám đốc) chứ không phải là giám đốc chuyên ngành. Với chức vụ này, không đòi hỏi bạn phải am hiểu tường tận về kế toán, marketing,…. Nhưng bạn phải biết hết các kiến thức nền, để thực hiện giám sát hầu hết các chức năng của một công ty.
Ưu và nhược điểm của ngành quản trị kinh doanh
Ưu Điểm Khi Học Quản Trị Kinh Doanh
Học tư duy để trở thành nhà quản trị
Điểm ưu việt nhất của ngành quản trị kinh doanh, chính là giúp bạn thiết kế tư duy như một nhà lãnh đạo. Tại đây, ngoài việc trang bị một kiến thức nền về kinh doanh. Bạn còn được cọ xát thực tế qua các dự án, bài luận. Giúp hình thành sự nhạy bén trong suy nghĩ, từ đó nâng cao khả năng đưa ra quyết định đúng đắn, khả năng đề ra chiến lược. Xây dựng và quản trị bộ máy doanh nghiệp, vận hành một cách trơn tru.
Ví dụ: Ở chương trình đại học: Trước khi kết thúc học phần của một môn học, sinh viên sẽ có một bài báo cáo nhóm. Chẳng hạn như: Phân tích chiến lược công ty A,..Hay sẽ hóa thân thành một chủ doanh nghiệp thực sự, đề ra các biện pháp giúp doanh nghiệp phát triển.
Ở các chương trình cao học: Bạn sẽ học và áp dụng kiến thức thông qua hình thức học rất phổ biến, được các trường hàng đầu thế giới áp dụng, như: Harvard, Oxford,… . Đó là học thông qua “Case Study”. Dựa vào sự thành công, thất bại của các doanh nghiệp trên thị trường, bạn suy nghĩ làm sao để đưa ra những cách ứng phó với những biến động. Và trình bày suy nghĩ của mình trước giảng viên và đồng nghiệp. Đây chính là cách thức học rất được ưa chuộng, bởi không chỉ giúp tăng khả năng phân tích xử lý vấn đề. Mà còn giúp các doanh nhân nhìn nhận những bài học quý báu về kinh doanh
Học Quản Trị Kinh Doanh Có Cơ Hội Việc Làm Cao
Là một trong những ngành “hot” nhất trên thị trường, nên bạn đừng lo sợ “học quản trị kinh doanh khó xin việc. Minh chứng cho thấy số lượng tuyển dụng nhân viên, yêu cầu tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh luôn đứng đầu bảng. Dữ liệu cho khảo sát Triển vọng Việc làm 2018, tỉ lệ tuyển dụng quản trị kinh doanh chiếm tới 59,1% trong tổng 100%
Cơ hội làm việc trong ngành quản trị kinh doanh
Có Thể Bắt Đầu Sự Nghiệp Kinh Doanh Riêng
Trong những năm gần đây, “cơn sốt” khởi nghiệp đã không còn xa lạ đối với những người đam mê trong lĩnh vực kinh doanh. Học quản trị kinh doanh không đảm bảo bạn sẽ startup thành công. nhưng sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro trong quá trình kinh doanh. Như: đọc số liệu báo cáo tài chính, đo lường mức chi phí không phù hợp, hay nhìn nhận những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức,.. Vạch ra được tầm nhìn, chiến lược lâu dài của doanh nghiệp mình so với đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
Nhược Điểm Khi Học Quản Trị Kinh Doanh
Bắt Buộc Người Học Phải Chăm Chỉ, Thực Hành Bài Học
Học quản trị kinh doanh có khó không tỷ lệ thuận với cường độ bạn nỗ lực học tập trong ngành này. Vì ngành học này hỏi cao cao khả năng tự học, làm chủ thời gian. Nên nếu bạn bạn cứ mãi học “chơi chơi”, học cho biết thì chắc chắn ngành này sẽ không dành cho bạn.
Bắt Buộc Chịu Đựng Được Áp Lực Cao
Học quản trị kinh doanh có khó không, cũng cần phải phụ thuộc vào mức độ chịu áp lực của bạn. Như bạn biết, đây là ngành học thu hút nguồn nhân lực rất cao. Nên hiển nhiên bạn phải đối mặt vượt qua hàng ngàn đối thủ trên mọi “mặt trận” để lọt vào mắt xanh nhà tuyển dụng. Điều đó không chỉ đòi hỏi ở bạn về “chất” mà bạn phải đạt các yêu cầu về lượng.
Bắt buộc người học phải chịu được áp lực học tập
Để phát triển tốt trong ngành này, bạn cần đảm bảo nền kiến thức vững về quy luật kinh tế, các phương pháp quản trị, xây dựng chiến lược kinh doanh, vận hành doanh nghiệp theo đúng mục tiêu chung. Song còn phải trang bị các kỹ năng cần thiết để đáp ứng nhu cầu công việc:
- Kỹ năng giao tiếp,
- Đàm phán kỹ năng nghiên cứu thị trường
- Kỹ năng xây dựng hệ thống kinh doanh bộ phận …..
Có Quá Nhiều Trường Đào Tạo Ngành Quản Trị Kinh Doanh
Là một ngành học không còn mới mẻ, cùng với sự phát triển của các hình thức, mà hiện nay đa phần các trường đại học từ lớn tới nhỏ đều đào tạo về chuyên ngành này. Đây sẽ là một điểm trừ nếu như học viên không xem xét kỹ trường học. Tuy đáp ứng đúng nhu cầu thị trường, nhưng không phải nơi đâu cũng đào tạo tốt về lĩnh vực này.
Học ngành này tuy dễ tìm kiếm, nhưng lại khó tạo sự nổi bật của bản thân so v
ới hàng trăm sinh viên nếu như bạn không được đào tạo bài bản chất lượng. Vì thế việc học quản trị kinh doanh có khó không sẽ phụ thuộc rất nhiều vào nơi bạn tin chọn để gửi gắm tương lai.
Quản Trị Kinh Doanh Có Cần Học Tiếng Anh Không?
Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, trình độ tiếng anh dường như trở thành một yêu cầu “Đủ” để bạn sẵn sàng tham chiến môi trường kinh doanh. Bởi lượng kiến thức bạn học bây giờ không chỉ dừng ở khu vực mà còn là các kinh nghiệm bài học từ các nước quốc tế. Song, sở hữu một năng lực anh ngữ nhất định chính là một lợi thế giúp bạn nổi bật hơn những đồng nghiệp.
Yếu Tiếng Anh Thì Học Quản Trị Kinh Doanh Khó Không?
Câu trả lời này sẽ phụ thuộc vào môi trường và chương trình học tập mà bạn theo chọn. Nếu như bạn ngành kinh doanh của bạn theo giáo trình 100% bằng tiếng việt, thì rõ ràng vấn đề tiếng anh sẽ không trở thành gánh nặng. Nhưng nếu bạn chọn chương trình học quốc tế thì câu chuyện sẽ khác.
Quản trị kinh doanh có cần tiếng anh không?
Bởi yếu tố “Quốc tế” nên giáo trình và phương giáp giảng dạy luôn được cập nhật liên tục từ các mô hình giáo dục tân tiến từ nước ngoài như: Mỹ, Châu Âu,…. Lúc này đòi hỏi bạn phải nắm bắt được kha khá một lượng từ vựng về tiếng anh chuyên ngành, để theo kịp và nắm bắt tài liệu một cách tốt nhất.
Tuy nhiên, bạn cũng không cần phải là người “siêu” tiếng anh thì mới có thể học tốt ngành quản trị kinh doanh này. Hiện nay nhiều trường kết hợp đào tạo tiếng anh song song với chương trình học tập. Trong quãng thời gian này, chính là cơ hội để bạn bổ sung năng lực anh ngữ của mình. Dù là chương trình học việt nam hay quốc tế, thì không ai có thể phủ nhận được việc có tiếng anh chính là một lợi thế nổi bật của bạn.
Tiếng Anh Đầu Vào Khi Học Quản Trị Kinh Doanh
Ở bậc cử nhân, trường đại học sẽ không quá khắt khe về trình độ tiếng anh đầu vào. Tuy nhiên để trường học có thể đánh giá mức độ bạn đang ở đâu. Sinh viên sẽ trải qua kì thi đầu vào, thông thường sẽ có: tiếng anh đầu vào, tin học văn phòng,… Nhưng bạn đừng quá lo lắng với kỳ thi này. Đây chỉ là kỳ thi phân loại, nếu như bạn vượt qua thì sẽ học như bình thường. Còn nếu bạn chưa đạt yêu cầu, bạn có thể sẽ được sắp xếp tham gia vào các lớp bổ túc tiếng anh do trường tổ chức. Các lớp học này hoàn toàn không ảnh hưởng đến lịch biểu thời gian học tập của bạn.
Ở bậc cao học, ngoài điều kiện tiên quyết là bằng cử nhân. Bạn phải đáp ứng đầy đủ tiếng anh đầu vào ngay khi nộp hồ sơ nhập học. Đặc biệt với các chương trình quốc tế, yêu cầu này lại càng khắt khe hơn. Với mức tiếng anh khoảng IELTS 5.0 trở lên hoặc các chứng chỉ tương đương.
Tiếng Anh Đầu Ra Khi Học Quản Trị Kinh Doanh
Về tiếng anh đầu ra thì ở chương trình đại học lại khắt khe hơn. Đa phần để đảm bảo chất lượng tốt nghiệp cho sinh viên. Nhà trường sẽ yêu cầu bạn nộp các chứng chỉ tiếng anh hay sẽ phải thi tại trường. Lúc này, chứng chỉ tiếng anh đầu ra sẽ tựa như một môn học phần của bạn. Nếu như không đậu sẽ phải đóng tiền thi lại và không nghiệp tốt nghiệp.
Tiếng anh đầu ra ngành quản trị kinh doanh
Còn ở chương trình cao học thì sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Do bạn đã vượt qua được yêu cầu đầu vào, nên hầu như khi hoàn thành khóa học bạn sẽ được cấp bằng tốt nghiệp mà không cần phải trải qua bất cứ kỳ thi đầu ra nào.
Quản Trị Kinh Doanh Học Bao Nhiêu Năm?
Đằng sau những lắng lo về “học quản trị kinh doanh có khó không?” thì thời gian học tập của một chương trình quản trị kinh doanh là yếu tố thứ 2 được nhiều người quan tâm. Tùy vào cấp độ học vị, mà thời gian chương trình sẽ khác nhau. Ở chuyên ngành này, có 3 cấp bậc mà người học nên quan tâm: Cử nhân – Thạc sĩ – Tiến sĩ
Quản trị kinh doanh ở bậc đại học:
Hầu hết thời gian đào tạo ngành quản trị kinh doanh ở bậc đại học là 4 năm. Chương trình đào tạo ở đây thường xoay quanh các vấn đề trang bị kiến thức từ cơ bản đến chuyên sâu trong quản trị doanh nghiệp. Ví dụ: quản trị tài chính kế toán, quản trị tiếp thị, quản trị chiến lược doanh nghiệp,…
Ở chương trình Đại học, ngành quản trị kinh doanh học những môn gì? Sinh viên sẽ được học các môn Đại cương như: Triết học Mác – Lênin, Đường lối chính sách Hồ chí minh, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng, Pháp luật đại cương, Tâm lý, Xác suất thống kê,…
Học quản trị kinh doanh cần bao nhiêu năm?
Quản trị kinh doanh cho bậc thạc sĩ:
Thạc sĩ quản trị kinh doanh hay được gọi là MBA là bằng cấp vô cùng phổ biến. Được các doanh nhân theo đuổi bởi tính quốc tế cũng như khả năng ứng dụng vào thực tế cao mà chương trình mang lại. Điều này không hề dựa trên những lời nói suông, mà được minh chứng qua những con số:
- Có tới 2/5 CEO trong danh sách Fortune 500 sở hữu bằng MBA
- Có đến 80% công ty cho biết sẽ “săn đầu người” là nhân lực mới sở hữu bằng MBA, đặc biệt là MBA quốc tế (QSTop MBA hay GMAC)
- Tại Mỹ, có nhiều bằng Thạc sĩ trong lĩnh vực kinh doanh hơn bất cứ lĩnh vực nào khác với hơn 189.000 bằng trong năm 2013 – 2014
- Vào năm 2021, 91 nhà tuyển dụng đã có kế hoạch tuyển dụng sinh viên tốt MBA
Thạc sĩ quản trị kinh doanh học những môn gì? Tùy vào nội dung học, cách thức đào tạo của các quốc gia mà cấu trúc chương trình có thể kéo dài từ 12 tháng – 24 tháng. Đặc biệt, với tính linh hoạt phù hợp cho người học, mà ở Thạc sĩ kinh doanh MBA có nhiều hình thức đào tạo khác nhau. Chẳng hạn như: hình thức học trực tiếp; đào tạo 100% online; hay chương trình liên kết,…. Nhìn chung nếu như bạn tham gia chương trình Thạc sĩ MBA được các kiểm định giáo dục quốc tế công nhận. Thì về chất lượng đầu ra; uy tín bằng cấp đều có giá trị ngang nhau dù là theo hình thức học nào.
Học thạc sĩ kinh doanh MBA cần bao nhiêu năm?
Quản trị kinh doanh cho bậc Tiến sĩ:
Một chương trình Tiến sĩ kinh doanh (DBA) được cho là bậc học vị cao nhất trong lĩnh vực này. Chương trình này dành cho những người đã am hiểu về lĩnh vực kinh doanh và muốn nghiên cứu sâu hơn về chuyên ngành. Thời gian đào tạo chương trình tiến sĩ DBA thường kéo dài khoảng 3 năm. Trong suốt thời gian này, các nhà quản lý chuyên nghiệp sẽ tập trung nghiên cứu phát triển lý thuyết về quản lý. Từ đó áp dụng vào thực tiễn, tăng thêm giá trị cho tổ chức của họ.
Lời Khuyên Khi Học Quản Trị Kinh Doanh
Bạn vẫn còn mãi trong vòng luẩn quẩn “Học quản trị kinh doanh có khó không? Có câu nói như thế này “Hãy nắm lấy cơ hội! Tất cả cuộc đời là cơ hội. Người tiến xa nhất thường là người sẵn sàng hành động và chấp nhận thách thức – Dale Carnegie. Khi bạn nắm đầy đủ thông tin, đo lường mức độ phù hợp bản thân với ngành này. Thì sao bạn ngại thử thách?
Xác định cần học cái gì
Tại sao bạn lại đặt ra câu hỏi “học quản trị kinh doanh có khó không?”. Khi chính bạn còn chưa xác định chắc chắn là rằng mình sẽ học cái gì? Và sẽ làm gì với ngành này? Đây chính là điều bạn cần phải quan tâm hàng đầu khi bước vào bất kỳ một môi trường nào. Có thể bạn không giỏi tính toán, không có khả năng thiên phú như bao người. Nhưng bạn cần phải chắc chắn rằng mình thực sự hiểu về ngành này.
Sau khi đã tìm hiểu rõ ràng, tường tận từ mọi thông tin. Điều tiếp theo bạn cần làm là xây dựng một kế hoạch học tập rõ ràng. Thiết kế những mục tiêu dài hạn và ngắn hạn, đảm bảo đúng lộ trình học tập.
Xác định được bạn cần học cái gì
Không ngừng trau dồi bản thân
“Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi” dù là trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa. Nếu bạn cứ lẩm nhẩm hoài những câu nói “thôi kệ, tính mình vốn sẵn vậy rồi”, “mai rồi làm”,… điều bạn nhận được chắc chắn sẽ không có những “quả ngọt”. Đặc biệt với ngành mang tính cạnh tranh cao như kinh doanh mà bạn vẫn có mãi thụ động “chờ sung rụng”. Thì việc bị đào thải nhân lực chỉ là một sớm, một chiều.
Đối với những bạn trẻ đang còn là sinh viên, việc trang bị kiến thức vững chắc, cùng phát triển các kỹ năng mềm là điều rất cần thiết. Bởi khi tốt nghiệp, bạn sẽ không có gì ngoài kiến thức và sức trẻ. Nên yếu tố giúp bạn nổi bật hơn chính là sự nhạy bén, hoạt bát và khả năng thích ứng trong môi trường mới.
Luôn trong tư thế sẵn sàng, liên tục trau dồi bản thân
Còn với những người đã đi làm, mong muốn học lên cao hơn. Điều bạn cần làm ngay lúc này là định vị được bản thân đang ở đâu? Cần và thiếu những gì? Tiếp đó là tìm hiểu những khóa học chuyên sâu về lĩnh vực mình mong muốn phát triển. Có thể là khóa ngắn hạn hay dài hạn tùy thuộc vào nhu cầu định hướng.
Ví dụ: Nếu bạn mong muốn rút ngắn khoảng cách, trở lại thị trường lao động trong thời gian sớm nhất thì có thể tham gia các khóa đào tạo doanh nhân, ceo,… Có thời gian khoảng từ 3 tháng – 6 tháng
Còn nếu bạn định hướng một con đường dài thì các khóa học như MBA đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh sẽ rất phù hợp với bạn. Các chương trình như MBA có thời gian đào tạo khoảng từ 1 năm – 2 năm. Đây được cho là khoảng thời gian hợp lý, để bạn khắc phục những điểm yếu bản thân, gia tăng thế mạnh của mình trong suốt quá trình “mài dũa”.