Đào Tạo Doanh Nghiệp
Phương pháp giảng dạy

Lấy học viên làm trọng tâm
Giảng viên với vai trò là người hướng dẫn, gợi mở phát huy sáng tạo của học viên

Thảo luận nhóm
Trong quá trình học tập, học viên sẽ phải thường xuyên giải quyết các vấn đề theo từng nhóm nhằm tăng cao khả năng phối hợp trong công việc

Phát triển ý tưởng
Giúp cho học viên có cơ hội được phát triển những ý tưởng riêng và độc đáo của mình vào bài giảng hoặc những tình huống thực tế mà giảng viên đưa ra

Tình huống nhập vai
Phương pháp đào tạo này tạo cho học viên phản ứng linh hoạt trong việc xử lý các tình huống, đồng thời luôn giữ được hứng thú cho học viên tham gia trong khóa học

Trò chơi tư duy
Là các trò chơi mang tính cạnh tranh và thường liên quan đến công việc hàng ngày

Phương pháp hỏi và trả lời
Phương pháp này cũng có thể gọi là “ Thảo luận có điều chỉnh”, cho biết một vài lĩnh vực cần được sửa lại hay xem xét
- Học viên có thể vận dụng ngay kiến thức vào thực tế chuyên môn
- Chúng tôi sử dụng các phương tiện hỗ trợ giảng dạy chuẩn
- Nội dung đào tạo với 70% thực hành, 30% lý thuyết, tính tương tác cao khuyến khích tư duy phản biện và tính sáng tạo của học viên
quy trình đào tạo inhouse
Bước 1: Khởi động chương trình
Sau khi tiếp xúc và tìm hiểu nhu cầu cũng như định hướng đào tạo, những kỳ vọng của Lãnh đạo Quý Đơn vị, các chuyên gia của Viện IDEAS sẽ tiến hành phân tích, đánh giá và tư vấn trực tiếp nhằm xác lập mục tiêu đào tạo cụ thể, phù hợp với nhu cầu riêng và đặc thù của doanh nghiệp, sau đó lên tổng quan chương trình đào tạo với các nội dung cơ bản nhất và gửi tới Quý Khách hàng để cùng thống nhất sơ bộ nội dung đào tạo.
Bước 2: Khảo sát nhu cầu đào tạo
Bằng việc khảo sát sơ bộ ở bước 1, Viện IDEAS và Quý Khách hàng đã lên được khung chương trình đào tạo, thống nhất với nhau những nội dung cơ bản cần đào tạo. Ở bước này, các chuyên gia của Viện IDEAS sẽ tiến hành tiếp xúc với các đối tượng học viên của khóa đào tạo để nắm được hiện trạng của đội ngũ nhân viên, tìm hiểu chi tiết về những kiến thức liên quan đến khóa học, những mặt mạnh, mặt yếu của học viên, công việc hằng ngày của họ liên quan đến chương trình học và những khó khăn họ gặp phải.
Bước 3: Lập kế hoạch đào tạo
Trên cơ sở nhu cầu của Khách hàng và các nguồn lực hiện có (con người, thời gian, phòng học…) Viện IDEAS sẽ tư vấn và thống nhất với khách hàng về kế hoạch triển khai đào tạo (thời gian, thời lượng, địa điểm, phương thức, đối tượng…) nhằm giúp quá trình triển khai khóa đào tạo nhanh chóng, hiệu quả và đúng quy trình đã đề ra.
Bước 4: Thiết kế chương trình đào tạo
Qua thực hiện 3 bước đầu, Viện IDEAS đã nắm được mục tiêu đào tạo, thời lượng, đối tượng học viên, ưu nhược điểm của từng đối tượng, trên cơ sở đó các chuyên gia sẽ thiết kế chương trình đào tạo, biên soạn tài liệu giảng dạy với nội dung phù hợp nhằm đảm bảo tối ưu về mặt hiệu quả và tính kinh tế cho doanh nghiệp có nhu cầu.
Bước 5: Tổ chức đào tạo
Căn cứ vào chương trình đào tạo cụ thể và phương án triển khai đã thống nhất, Đội ngũ triển khai lớp học bao gồm trợ giảng, quản lý lớp học… sẽ tiến hành chuẩn bị phòng học, dụng cụ học tập… sử dụng để giảng dạy và cung cấp cho học viên.
Đội ngũ chuyên gia của Viện IDEAS cũng sẽ tiến hành phân bổ nội dung chương trình cũng như cách thức truyền tải của từng phần sao cho đảm bảo tính phù hợp nhất với đặc thù của nhóm đối tượng tham dự.
Viện IDEAS sẽ phối hợp với Khách hàng trong quá trình triển khai đào tạo theo đúng kế hoạch đã đề ra. Trong quá trình triển khai, Viện IDEAS luôn xử cán bộ theo dõi, quản lý lớp học và thu thập những thông tin phản hồi của học viên về công tác tổ chức, nội dung khóa học, giảng viên… để có những điều chỉnh kịp thời nhằm đảm bảo chất lượng và hiệu quả khóa học.
Bước 6: Báo cáo, tổng kết, kiến nghị
Kết thúc khóa đào tạo, cán bộ quản lý lớp học của Viện IDEAS sẽ tổng kết và làm báo cáo gửi lãnh đạo của Quý Khách hàng. Hai bên sẽ cùng ngồi lại để rút kinh nghiệm cho khóa những khóa học tiếp theo.
Bước 7: Đánh giá định kì sau đào tạo
Bước này sẽ thực hiện nếu doanh nghiệp có yêu cầu. Và tùy theo mức độ đánh giá sẽ phát sinh thêm những hạng mục công việc mới mà hai bên rất cần thiết phải trao đổi và thống nhất trước khi thực hiện.
Công tác đánh giá sau đào tạo có thể được tiến hành thông qua một trong số các phương pháp như sau:
- Thực hiện bài kiểm tra trực tiếp vào cuối khóa;
- Phỏng vấn trực tiếp từng học viên hay nhóm đại diện sau đào tạo;
- Đánh giá thông qua việc thực hiện đề tài / kế hoạch ứng dụng sau khóa học;
- Đánh giá trực tiếp sau thời gian đào tạo (1 tháng/ 3 tháng/ 6 tháng…)…
Mục tiêu chính của việc đánh giá này là nhằm giúp cho các nhà quản lý, doanh nghiệp tham gia đào tạo có thêm thông tin, luận chứng, cơ sở để xây dựng giải pháp phát triển nguồn nhân lực tiếp theo, góp phần phát huy tối đa sở trường của đội ngũ cũng như hạn chế tối thiểu các khuyết điểm (nếu có) của các học viên.